Tha thứ - công hạnh của vị đại Bồ tát - Phẩm thứ 13 | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tha thứ - công hạnh của vị đại Bồ tát - Phẩm thứ 13

939
11/01/2022 - 18:52
Tha thứ không có nghĩa là nhu nhược, yếu đuối mà là tự đặt mình ở một tầm cao nhất định, có khả năng hi sinh những lợi ích nhỏ nhặt của bản thân, đối đãi với tất cả mọi người với một tấm lòng khoan dung, độ lượng.
བདག་ལ་ཉེས་པ་ཅུང་ཟད་མེད་བཞིན་དུ།   །
DAG LA NYÉ PA CHUNG ZÉ MÉ ZHIN DU/
Ta dù không chút lỗi lầm,
གང་དག་བདག་གི་མགོ་བོ་གཅོད་བྱེད་ནའང་།   །
GANG DAG DAG GI GO WO CHÖE JE NA ANG/
Người kia vô cớ đến ta chém đầu.
སྙིང་རྗེའི་དབང་གིས་དེ་ཡི་སྡིག་པ་རྣམས།   །
NYING JEI WANG GI DE YI DIG PA NAM/
Nương sức mạnh lòng từ bi thương xót
བདག་ལ་ལེན་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན།  ༡༣ །
DAG LA LÉN PA GYEL SÉ LAG LEN YIN/
Nhận tội thay người là hạnh Chân tu.
Mặc dù chúng ta là Bồ tát, nhưng thực sự chúng ta chỉ là những người sơ cơ. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta cần phải kiểm soát Khẩu nghiệp và hạn chế việc sử dụng ngôn từ xấu. Chúng ta có thể làm gì? Nếu bị mất trộm, ta nên coi như thế là đã trả xong một nghiệp. Tốt hơn ta nên nói: “Mong cho người này, bất kể đó là ai, được hưởng lợi từ chiếc ví của tôi. Mong cho người này có thể được hưởng thụ tiền của tôi. Mong cho họ đạt được những gì họ mong muốn!” Cần phải thực hành như thế. Vì thế Kinh văn viết: “Chúng ta cần hồi hướng toàn bộ lời cầu nguyện cho người đó: cầu cho người đó được giàu có, có được thân thể và công đức của chúng ta.” Khi những việc như thế xảy ra, bạn phải từ bi đối với họ, không sân giận, và thông qua lòng từ bi đó, bạn phải hồi hướng tất cả công đức cho những người đã lấy trộm đồ của bạn.
 
Hình ảnh có liên quan
 
Tương tự như đoạn trước, đoạn này nói về việc khi có người lấy trộm hay xui người khác cướp đồ của mình thì bạn hãy từ bi hồi hướng cho người ta. Nghĩa là: có người đến làm hại bạn, cho dù bạn chẳng làm gì họ, nhưng do vô minh và sân giận, họ làm điều gì đó có hại cho bạn. Bạn nên từ bi và hoan hỉ chấp nhận những lỗi lầm mà họ đã tạo ra với mình. Thực hành lớn nhất của một Bồ tát là hoan hỷ chấp nhận nghiệp xấu mà chúng sinh gây nên cho mình. Đây chính là ý nghĩa chính của pháp tu cho và nhận: mặc dù những điều xấu vẫn đang xảy ra, bạn đáp lại bằng những điều tốt với lòng từ bi. Do làm những việc xấu, những chuyện ngồi lê đôi mách, kẻ thủ ác sẽ tích lũy vô số tội nghiệp. Nhưng bạn lại không muốn họ phải gánh chịu nghiệp quả này nên bạn chủ động tự nhận lấy về mình. Đây là ý nghĩa của pháp tu cho và nhận: trao niềm hạnh phúc của bạn cho người và nhận về những đau khổ và nguyên nhân đau khổ của họ.
 
Kết quả hình ảnh cho tha thứ
 
Trong Kinh văn nói rằng: nếu ai đó cắt mất đầu của bạn, bạn không nên nổi sân lên với họ. Với lòng từ bi, bạn nên nhận lấy nghiệp xấu mà họ đã tích lũy. Đó là thể hiện sự thực hành và công hạnh của vị đại Bồ tát, nhưng tôi đã nói lúc trước, mặc dù chúng ta có thể mong muốn làm điều tương tự, vào hiện tại chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện những công hạnh này!
 
(Trích Khai thị từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa từ ấn phẩm 37 phẩm Bồ tát hạnh - Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành)
Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,030,202
Số người trực tuyến: