| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Kim Luân - Pháp bảo tịnh hóa nghiệp chướng

Kim luân, hay bánh xe cầu nguyện, là một trong những phương pháp thực hành tâm linh đơn giản và hiệu quả nhất. Bất kể bạn có phải là tín đồ Phật giáo hay không, chỉ cần quay hoặc ở gần một kim luân, bạn sẽ được nhận những năng lượng từ trường an lành vô cùng tích cực, khiến tịnh hóa vô vàn nghiệp xấu và giúp thân tâm trở nên an lạc.

Kim luân gồm một hình trụ xoay trên một trục ở trung tâm. Những cuộn kinh ghi chân ngôn được quấn bên trong quanh trục này và vỏ bên ngoài thường chạm khảm chân ngôn Lục Tự Đại Minh “Om Mani Padme Hung” cùng các biểu tượng Tam muội da của chư Phật hoặc các biểu tượng cát tường cúng dường thù thắng. Người dân vùng Himalaya chế tạo ra kim luân với nhiều kích cỡ khác nhau từ chiếc bé nhỏ có kích cỡ vài centimet đến chiếc lớn đường kính vài mét. Có những kim luân chỉ được trang trí một cách mộc mạc đơn giản như bằng lớp vải, gỗ hoặc da. Một số khác cỡ lớn hơn lại được trang hoàng rất tinh tế, cầu kỳ, khảm đồng thếp vàng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Loại kim luân này được gọi là Kim luân Vương.

Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Quay kim luân một lần thôi thì còn lợi lạc hơn bảy hay chín lần nhập thất với tâm vị kỷ”. Bằng cách thực hành pháp tu kim luân, bạn không chỉ tích lũy công đức mà còn tịch hóa được vô vàn nghiệp chướng. Đặc biệt, dưới góc độ pháp số, sự chuyển động của kim luân chuyển chú mang lại công đức ngang bằng việc trì tụng chân ngôn. Một vòng quay bánh xe kim luân chứa 1.000.000 câu chân ngôn sẽ giúp tích lũy công đức ngang bằng với trì tụng câu chân ngôn này 1.000.000 lần.

Cũng theo kinh điển Phật giáo, việc lắp đặt kim luân mang lại lợi ích ý nghĩa vô cùng lớn lao. Khi an vị kim luân ở trên núi cao, tất cả chúng sinh phía dưới dù chạm vào hoặc trực tiếp đón nhận luồng gió phát ra từ kim luân hay chỉ cần có duyên chiêm bái đều có thể giải thoát khỏi khổ đau của loài ngã quỷ. Khi đặt kim luân trên ngọn lửa, tất cả chúng sinh ngửi mùi khói hoặc nhìn thấy tia sáng phát ra từ ngọn lửa đều được giải thoát. Khi kim luân được đặt trên mặt đất, tất cả chúng sinh chạm vào mặt đất đó cũng thoát khỏi mọi đau đớn, khổ sở của quỷ đói. Để một kim luân trong nhà sẽ mang lại từ trường an lạc, quân bình vô cùng tích cực. Các bậc Thầy Kim Cương thừa dạy rằng một ngôi nhà có kim luân sẽ được bảo hộ như Potala, cõi Tịnh độ của Đức Quan Âm, mà không cần có sự sắp đặt phong thủy hoặc an vị nào khác. Nếu biết cách an vị một Kim luân Vương tại nơi nhiều người qua lại và nơi chư Thiên thường ghé thăm thì đó sẽ là bánh xe chuyển Pháp vĩ đại. Chúng sinh hữu tình hay vô tình có phúc duyên nhìn thấy bánh xe này sẽ tức thời tiêu tan mọi phiền não!

Bao quanh sát phần kiến trúc chính của Bảo tháp là các kim luân cỡ vừa. Đến với Pháp hội Đại bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, bạn sẽ có cơ hội thực hành pháp tu Kim luân thù thắng dưới sự hướng đạo của Đức Gyalwang Drukpa cùng chư tăng ni và hàng ngàn Phật tử tín tâm để cầu nguyện chuyển chú tích lũy công đức, đồng thời kết nối được với suối nguồn từ bi và trí tuệ của chư Phật, giúp tâm thức trưởng dưỡng các phẩm chất này và tiến gần hơn tới bản chất Phật tính nơi tự tâm!

Ba la mật
Ba la mật (tiếng Phạn:. Paramita) Nghĩa đen là “đến bờ bên kia”.
Tịch Thiên
Tịch Thiên:  (tiếng Phạn: Shantideva) - bậc đề xướng chủ đạo của phái Pra¬sangika (Ứng Thành Tông) trong trường phái triết học Madhyamaka (Trung Quán Luận).
Bồ đề tâm
Bồ đề tâm: Tâm giác ngộ. Đây là từ chính trong truyền thống Đại Thừa. Xét về cấp độ tương đối, đề cập tới đại nguyện chứng đạt quả vị Phật vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, và thực hành nhằm đạt được mong nguyện này. Xét từ cấp độ tuyệt đối, đây chính là sự chứng ngộ trực tiếp bản chất tối thượng của mình và vạn pháp.
​BODHICARYAVATARA
​BODHICARYAVATARA: “Một hướng đạo về cách thức trong đời sống của bậc Bồ tát” (A Guide to the Bodhisattva’s way of life), là một tác phẩm do Ngài Shantideva - một bậc Thầy chứng ngộ trong Đạo Phật vào thế kỷ thứ tám tại Đại học tự viện Nalanda nằm ở miền Bắc Ấn Độ trước tác.
 
Đức Phật Bảo Sinh Ratnasambhava (Bình Đẳng Tính Trí)

Đức Phật Bảo Sinh toạ trên tòa Tuấn mã, là loài tràn đầy sinh lực, có khả năng cõng chở tất cả những chúng sinh vượt khổ đau. Nó cũng biểu trưng cho sự bắt đầu một hành trình tâm linh, bởi xưa khi Thái tử Tất Đạt Đa quyết định rời bỏ cuộc sống vương giả để tìm cầu giác ngộ, tuấn mã đã cõng Ngài đi suốt đêm đầu tiên và đưa Ngài rời xa hoàng cung.

Ngài an tọa trong tư thế Kim cương trên bảo tòa được tám Tuấn mã nâng đỡ, thân Ngài sắc vàng, tay phải Ngài trong thế ấn Thí nguyện, tay trái trong tư thế thiền định. Ngài được trang hoàng bằng các trang sức Báo thân. Ngài trụ ở phương Nam. Ngài biểu trưng cho công hạnh độ sinh và sự tịnh hóa tính kiêu mạn, có công hạnh bố thí siêu việt,tăng ích và làm giàu có thêm tất cả những gì quý giá nhất. Thân Ngài sắc vàng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Viên ngọc như ý để ở luân xa tim có khả năng ban mọi điều mong nguyện trên thế gian và xuất thế gian. “Ratna” trong tiếng Phạn nghĩa là bảo báu, Ratnasambhava có nghĩa là “đản sinh từ bảo báu”. Người ta tin rằng Đức Phật Bảo Sinh chuyển hóa tính kiêu mạn của con người thành Bình Đẳng Tính Trí. Loại trí tuệ này đưa ra những đặc điểm chung về sự trải nghiệm cảm xúc của con người giúp chúng ta thấu hiểu được nhân loại dưới hình tướng cả nam và nữ. Nó giúp chúng ta hiểu được dù bản thân là một cá thể nhưng về bản chất chúng ta vốn luôn hợp nhất chặt chẽ, không thể tách rời với phần còn lại của nhân loại. Trong cảnh giới giác ngộ này, không có sự thấp kém sang hèn tách biệt nhị nguyên do bản ngã phân biệt.

 Đối với Ngài, tất cả chúng sinh đều quý giá như nhau. Bất kể địa vị xã hội, chủng tộc, giới tính hay điều kiện sống, tất cả chúng ta đều được tạo ra từ đất. Ân đức của đức Phật Bảo Sinh rọi chiếu tất cả, từ cung điện nguy nga tráng lệ cho đến những vật nhơ bẩn nhất như đống phân. Thiền định về trí tuệ của Ngài giúp chúng ta trưởng dưỡng được sự đoàn kết, hòa hợp cho tất cả đồng loại, cả vô tình và hữu tình chúng sinh.

Trí tuệ Bình Đẳng Tính Trí ban tặng chúng ta tâm sáng rõ để quán chiếu một cách đúng đắn, theo đó tám trải nghiệm cảm xúc thế gian được sắp xếp thành bốn cặp luôn song hành: được- mất, vinh - nhục, khen - chê, khổ - vui. Nếu chúng ta theo đuổi một thứ thì nó sẽ mở ra con đường dẫn tới thứ còn lại. Ví dụ, nếu chúng ta đi tìm khoái lạc thì chắc chắn sẽ gặp đau khổ.
 

Đức Phật Bảo Sinh có sắc vàng, là màu của đất. Đức tính của đất là chứa đựng tất cả, rộng lượng và hào phóng, luôn sẵn lòng chia sẻ sự thịnh vượng của nó. Ngoài ra, đất cũng bố thí mà không mong chờ đáp trả. Giống như Trái đất, ánh sáng chói lọi của Đức Phật Bảo Sinh phá tan tất cả giới hạn về ta - người. Do đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác mà không có bất kỳ cảm giác liên quan tới việc cho, bởi vì cho là có bản ngã để cho và có người khác để nhận. ĐứcPhật Bảo Sinh nâng đỡ chúng ta vượt qua chấp thủ nhị nguyên ấy.

 

Varanasi
còn được biết là Benares; một thành phố nằm bên bờ Tây của sông Hằng ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Bảo tháp Dhamekh ở Sarnath, một địa điểm trong Vườn lộc uyển Deer nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng lần đầu tiên và bảo tháp Chaukhandi để tưởng nhớ cuộc gặp của đức Phật với những đệ tử đầu tiên của mình, được đặt ở Varanasi.
Fourteen Root Downfalls
Mười bốn lỗi phạm giới căn bản – lỗi bể giới nguyện Mật thừa; cụ thể: lời nói hoặc hành vi làm tổn hại đến bậc Thầy hoặc Thượng sư của mình hoặc khởi tà kiến đối với các Ngài; đi ngược lại giáo pháp của Đức Phật hoặc làm trái với sự hướng đạo của Thượng sư; khởi những phiền não ác ý tiêu cực đối với chúng sinh, đặc biệt với huynh đệ Kim Cương trong Tăng đoàn; từ bỏ thái độ và việc thực hành lòng từ đối với chúng sinh, buông thả trong sự ham muốn dục vọng và từ bỏ Bồ đề tâm, lạm dụng truyền thống, truyền thừa và tôn giáo khác với động cơ danh lợi muốn người khác tôn trọng mình; tiết lộ những bí truyền Mật thừa với những người chưa đủ căn cơ chín mùi dẫn đến sự lầm lạc với giáo pháp, tổn hại thân người quý giá của người khác và mình, nghi ngờ chân đế tuyệt đối; lỗi kiềm chế hành động khi cần thiết do sợ những hậu quả ngoài ý muốn phát sinh từ năng lượng tiêu cực của những hành động này, chẳng hạn như không cứu giúp người khác dù có khả năng làm điều này; khởi nghi ngờ liên quan tới ý nghĩa của Như thị, gây phiền nhiễu động niệm đến sự tập trung thiền định của người khác; né tránh thực hiện một số phép tắc cư xử thích đáng, ví dụ như từ chối tuân theo các pháp thực hành cần thiết và phù hợp, chẳng hạn nếm rượu và thịt là những thứ được cúng dường trong thực hành Ganachakra mỗi khi và mỗi lúc điều này được yêu cầu; lạm dụng hoặc coi thấp phụ nữ.
Four Noble Truth
Tứ diệu đế - khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Four Immeasurable Thoughts
Tứ vô lượng tâm – giới nguyện của Bồ tát, cụ thể: từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỉ vô lượng tâm, xả vô lượng tâm.
doha
tiếng Tạng là gur, một chứng đạo ca dưới dạng thơ, được soạn và hát bởi một hành giả Mật thừa đã thành tựu chứng ngộ.
doha
tiếng Tạng là gur, một chứng đạo ca dưới dạng thơ, được soạn và hát bởi một hành giả Mật thừa đã thành tựu chứng ngộ.
Avalokiteshvara
Đức Quan Thế Âm còn được nhắc tới dưới hồng danh Padmapani (Đấng Thủ Trì Liên Hoa) hay Lokeshvara (" Đức Quan Âm" ) hay Chenrezing theo tiếng Tạng. Đúng như hồng danh của Ngài, Ngài là " Bậc Đại Bi Quan Thế Âm". Ngài đã phát đại nguyện luôn lắng nghe lời khẩn cầu của hết thảy chúng sinh trong lúc khổ nạn. Để hoàng thành đại nguyện này, Ngài còn phát nguyện thêm rằng Ngài sẽ không nhập Niết bàn cho tới khi chúng sinh đều được giải thoát khỏi luân hồi không còn sót một ai. Do tâm nguyện Đại bi này, Ngài được coi là hoá thân của Tâm Đại bi. Ngài hoá hiện dưới các hình tướng khác nhau, một số pháp tướng hiền hòa như Aryavalokiteshvara ("Linh cảm Quan Thế Âm" tức hiện thân căn bản) Ekadashamukha ("Thập Nhất Diện Quan Thế Âm" với thêm khuôn mặt giảng Pháp cho mười phương) ;Sahasra-bhuja Sahasra-netra (“Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm" chiếu soi và hộ trì cho hết thảy chúng sinh); Citamani-chakra (“Như Ý Quan Âm" là Bậc Trì Giữ Bảo Châu Như Ý ") và một vài pháp tướng phẫn nộ như Hayagriva (Mã Đầu Quan Âm với khả năng chữa lành bệnh và đặc biệt là loại bệnh gây ra bởi loài thần rắn Nagas) và Hộ Pháp Mahakala (" Đại Hắc" một hộ pháp phẫn nộ). Bậc Đại thành tự giả Ấn Độ Naropa cùng các hóa thân của Ngài bao gồm Đức Gampopa và các hóa thân chuyển thế của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được tín ngưỡng là hóa thân chân thực của Đức Phật Quan Âm.
Avadhuti
Kinh mạch chính - Kinh mạch trung ương, kinh mạch vi tế của thân thể chạy từ đốt xương cùng tới đỉnh đầu.
Atma
Bản ngã hay Atman, nghĩa đen là " tự ngã" hay "ngã". Đây là nền tảng của luân hồi và gốc của mọi đau khổ bắt nguồn từ vô minh.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,025,773
Số người trực tuyến: