Bố thí - Thực hành từ những việc giản đơn (phẩm thứ 12) | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Bố thí - Thực hành từ những việc giản đơn (phẩm thứ 12)

838
22/01/2022 - 17:32
སུ་དག་འདོད་ཆེན་དབང་གིས་བདག་གི་ནོར།   །
SU DAG DÖE CHHEN WANG GI DAG GI NOR/
Ai đó vì tham tự mình trộm,
ཐམས་ཅད་འཕྲོག་གམ་འཕྲོག་ཏུ་འཇུག་ན་ཡང་།   །
THAM CHÉ THrOG KHAM THrOG TU JUG NA YANG/
Hoặc xúi người trộm cướp của ta.
ལུས་དང་ལོངས་སྤྱོད་དུས་གསུམ་དགེ་བ་རྣམས།   །
LÜE DANG LONG CHÖE DÜE SUM GE WA NAM/
Lòng vẫn xót thương ta hồi hướng,
Thân thể, tài sản cùng thiện nghiệp.
Mà ta đã tích lũy nhiều đời,
Nguyện tặng cho người không hối tiếc.
དེ་ལ་བསྔོ་བ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན།   ༡༢།
DE WA NGO WA GYEL SÉ LAG LEN YIN/
Như thế mới là hạnh Bồ đề.
 
Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt giác ngộ, Ngài đã từng là một đại Bồ tát. Trong vô số kiếp Ngài đã bố thí sinh mạng và thân thể mình. Trong một kiếp của mình Ngài đã bố thí toàn bộ thân thể cho một con hổ và ngày nay chúng ta vẫn có thể chiêm bái thánh địa linh thiêng nơi xảy ra sự kiện này tại Nepal. Con hổ đói đang định ăn thịt chính con mình và do lòng từ bi, thấu hiểu điều sắp xảy ra, ngài quyết định bố thí thân thể. Thậm chí khi thấy con hổ quá yếu nên nó không thể ăn thịt, ngài đã cắt mạch máu cho hổ liếm máu của mình và cuối cùng để nó ăn thịt Ngài. Đức Long Thọ Bồ Tát cũng bố thí thân mình, rất nhiều bậc Bồ tát đã bố thí thân thể, mắt mũi, và những sở hữu của mình để lợi ích chúng sinh!
 

(Namo Buddha, tnh địa nơi Đức Phật bố thí sinh mạng để cứu 5 mẹ con hổ tại Nepal)
   
Một trong số đại đệ tử của Đức Long Thọ Bồ tát là một vị Hoàng đế. Ngài đã ban cho Đức vua sự gia trì trường thọ, và đương nhiên Ngài Long Thọ Bồ tát cũng sống rất trường thọ. Người con trai của Đức vua có một tư tưởng xấu ác, anh ta muốn lên ngôi vua và chờ đợi ngày Phụ vương quy tịch. Vị Hoàng hậu, mẫu thân nói với Hoàng tử rằng: “Cha con đã được Đức Long Thọ Bồ tát gia trì, do vậy Ngài sẽ không bao giờ chết, trừ khi Đức Long Thọ Bồ tát viên tịch. Nhưng Đức Long Thọ Bồ tát sẽ không bao giờ viên tịch, vì thế đây là một tin xấu với con.” Điều này khiến Hoàng tử rất buồn khổ. Trông thấy con trai tiều tụy, khổ đau, Hoàng hậu bèn nói tiếp với Hoàng tử rằng: “Đức Long Thọ là một đại Bồ tát, con chỉ cần đến và xin thủ cấp của Ngài, khi đến diện kiến Ngài, chỉ cần nói: “Nếu có thể xin, hãy cho tôi cái đầu của Ngài, chắc chắn Ngài sẽ tặng nó cho con. Điều này có nghĩa là Ngài sẽ tịch và Phụ thân con sẽ chết ngay tức khắc, đây là giải pháp duy nhất.” Vị Hoàng tử nghe lời và đó là cách Ngài Long Thọ viên tịch.
 
(Long Thọ Bồ tát)
  Thái độ của Đức Long Thọ Bồ Tát là kết quả của một động cơ vô ngã và không chấp thủ. Khi bạn đạt đến trạng thái đỉnh cao của sự không chấp thủ thì sự tu tập đã thành tựu, bạn sẽ không còn chấp trước vào của cải hay tiền bạc. Nhờ sự thực tập không chấp thủ, nếu có người đến cướp, bạn có thể cho họ đầu hay mắt của mình. Giả sử, có kẻ nào đó kiếm tìm ta trong tình trạng vô minh, với tham, sân, một khẩu súng, và nói rằng: “Tôi cần tiền, đồ trang sức hay thẻ tín dụng của ông.” Nếu là một đại Bồ tát, hay không phải là đại Bồ tát, mà chỉ là một Bồ tát chân chính sơ cơ thì tôi vẫn đáp rằng: “Được thôi, hãy lấy thứ gì ông muốn.”

Mọi người có thể đưa hết đồ đạc quý giá của mình cho kẻ cướp này vì sợ hãi hay vì lo lắng trước khẩu súng chĩa vào. Đối với bậc Bồ tát, các ngài sẽ đưa của cải tư trang cho kẻ này vì thấy người đó cần, các ngài sẽ cho đi vật dụng quý giá của mình trên cơ sở động cơ là tình thương yêu và tâm vô ngã. Đây là một trong những pháp tu cơ bản. Nhưng nếu ai đó lấy trộm một thứ mà chúng ta bám chấp, cho dù đó có thể là món trang sức hay chiếc ví có hàng trăm hay hàng ngàn đô la, chúng ta lập tức sẽ nói: “Đồ đê tiện.” Khi sân giận, chắc ta sẽ nói câu gì đó rất tệ. Chúng ta không nên hành xử như vậy.

Hạnh bố thí sẻ chia cần phải được bắt đầu cẩn trọng, nhẹ nhàng và dần dần chúng ta có thể thực hành những điều to lớn hơn, vĩ đại hơn. Qua sự thực hành này, chúng ta giảm bớt sự bám chấp vào bản ngã, vào của cải vật chất và những hạnh phúc của riêng mình cho đến khi chúng ta có thể chia sẻ và thực sự cho và nhận với người khác. Dần dần, bạn có thể thực hành sự bình đẳng.
 
 
 
Cùng với sự thực hành, dần dần bạn sẽ biết sẻ chia phần nào những gì tốt đẹp mình đang có, chẳng hạn như: “Tôi cần hạnh phúc, bạn cũng cần hạnh phúc và tôi có hạnh phúc, tại sao tôi lại không chia sẻ?” Thái độ này là bước đầu thực tập. Bằng việc thực hành luyện tập liên tục pháp này, dần dần bạn có thể cho đi tất cả hạnh phúc của bạn tới người khác một cách vô ngã, không hề nuối tiếc. Đó chính là phẩm hạnh của bậc đại Bồ tát. Khi đạt đến trạng thái này, bạn sẽ không bao giờ mong muốn gì cho bản thân. Hành động của các đại Bồ tát luôn là những công hạnh hướng đến lợi ích của người khác.
 
Trích từ ấn phẩm "37 phẩm Bồ tát hạnh", Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,327
Số người trực tuyến: