10 Bất Thiện Nghiệp Theo Quan Kiến Bồ Tát Đạo | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

10 Bất Thiện Nghiệp Theo Quan Kiến Bồ Tát Đạo

406
21/05/2020 - 15:38

Theo quan kiến của Nguyên thủy Phật giáo, bạn không được phạm bất cứ nghiệp nào trong số mười bất thiện nghiệp đó. Nhưng theo Bồ tát đạo, tức quan kiến của Phật giáo Đại thừa, đối với ba loại cuối là không Tham, Sân, Si không bao giờ được phép dụng tâm phạm phải, còn với bảy loại còn lại, trong một số những trường hợp cụ thể thì bậc Bồ Tát được phép làm.

 

10 bất thiện nghiệp là gì?

Trong Phật giáo nói chung, mười bất thiện nghiệp bao gồm: 

- Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm - ba bất thiện nghiệp của Thân. 

- Khẩu nghiệp có bốn: không nói dối, trong đó, có ba loại nói dối. Đầu tiên là nói dối kiểu bông đùa, tiếp theo nghiêm trọng hơn một chút là lời nói dối mang lại lợi ích cho chúng ta. Và nghiêm trọng nhất là khi bạn nói rằng tôi thấy một số vị Bản tôn, tôi là bậc chứng ngộ, tôi là bậc giác ngộ, trong khi bạn chưa đạt được như vậy. Đây được coi là lời nói dối nguy hiểm nhất. Thứ hai là gây ra sự chia rẽ giữa mọi người bằng cách nói xấu đặt điều. Kể cả nói điều độc ác, thô tục với người khác. Và cuối cùng là nói tán dóc vô bổ khiến tâm bị sao nhãng. Khi tán dóc vô bổ, bạn thường hay có xu hướng nói xấu người khác. Đây được gọi là bốn khẩu nghiệp bất thiện. 

- Cuối cùng, có ba thứ thuộc về Ý nghiệp: thèm muốn của cải, tài sản của người khác, muốn làm hại người khác và tà kiến. Tà kiến là thay vì cố gắng thấu hiểu giáo pháp của Đức Phật và nghiền ngẫm giáo pháp, bạn lại hồ đồ kết luận rằng không có nhân quả… mà không cần kiểm chứng lại, đây gọi là tà kiến. 
 

Chuyển hóa 10 bất thiện nghiệp theo quan kiến Bồ tát đạo

Theo quan kiến của Nguyên thủy Phật giáo, bạn không được phạm bất cứ nghiệp nào trong số mười bất thiện nghiệp đó. Nhưng theo Bồ tát đạo, tức quan kiến của Phật giáo Đại thừa, đối với ba loại cuối là không Tham, Sân, Si không bao giờ được phép dụng tâm phạm phải, còn với bảy loại còn lại, trong một số những trường hợp cụ thể thì bậc Bồ Tát được phép làm. Ví dụ, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn là một vị Bồ Tát, ngài thấy 500 vị A la hán, những bậc tu sĩ giác ngộ đang du hí, theo sau đó là 500 người lái buôn, và có một người lập mưu giết 500 vị tu sĩ và 500 người lái buôn này. Khi đó Đức Phật nghĩ rằng, cho dù có bị đọa xuống địa ngục thì Ngài cũng không muốn người kia phạm tội giết quá nhiều tu sĩ và chúng sinh, vậy nên thà Ngài giết hắn và đọa mình xuống địa ngục còn hơn. Nhưng khi Đức Phật thực hiện việc sát hại này, thay vì bị đọa xuống địa ngục, Ngài đã rút ngắn được 700 kiếp trên con đường tới giác ngộ. Tương tự, với nghiệp trộm cắp, nếu bạn ăn trộm một quả bom nguyên tử, độc dược hay cái gì đó gây tổn hại tới người khác, điều này có thể chuyển thành nghiệp thiện. 

Rồi tiếp đến là nói lời độc ác với động cơ tốt, với mong muốn làm người khác tốt lên. Nói những chuyện tưởng như tầm phào cũng tương tự như vậy. Ví dụ, khi gặp lữ khách từ xa, hay gặp những người già, người ốm yếu không thể đi lại, nếu bạn ngồi gần họ, nói chuyện, thăm hỏi, an ủi làm họ thấy được chào đón, quan tâm thì đây cũng được coi là việc làm tốt. Nhưng tất cả những điều nói trên cần phải có những hướng đạo, nếu không bất cứ ai cũng có thể tự nhận hoặc bao biện là mình đang thực hành Bồ tát đạo, rồi khi có nhu cầu, bạn thậm chí có thể giết ai đó vì những tà kiến hay ngộ nhận về giáo pháp của mình. 

(Đức Phật Quan Âm Tứ Thủ)

Vì thế nên có nguyên tắc đối với những việc nghiêm trọng như vậy, nếu bạn phạm sát giới, giết hại ai đó vì lợi ích của nhiều người khác, bạn cần phải đạt tối thiểu tới địa thứ nhất của hàng Bồ Tát. Bồ Tát địa thứ nhất có nghĩa bạn phải chứng ngộ được tính không, sao cho cái được gọi là bản ngã, khái niệm về bản ngã hay ngã chấp không quá lớn, khi đó dù bạn làm bất cứ điều gì, bạn không còn bị bản ngã xúi giục. Vì thế đối với Bồ tát đạo, nghiệp của thân và khẩu tuy quan trọng, xong quan trọng hơn hết vẫn là sự chuyển hóa tâm thành tình yêu thương và lòng bi mẫn.

 

~ Trích “Tam thừa Phật giáo và Truyền thừa tinh tuý”, tác giả: Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,029,418
Số người trực tuyến: