Thiền định về Khổ luân hồi | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Thiền định về Khổ luân hồi

1824
31/10/2016 - 09:09
SrIDSrED MARIG WANGGI KYEWO NAM/
Vô minh tham sống chúng vần xoay,

MITANG LHATANG NGENSONG NAMSUM PO/
Năm cõi lang thang mịt mờ thay.

DrOWA NGAPO TAGTU MIKHE KHOR/
Cõi Người, cõi Trời cùng ác đạo,

PERNA DZAKHEN KHORLO KHORWA ZHIN/
Thợ gốm, bàn quay khổ suốt ngày.

SrIDSUM GATANG NEDKYI DUGNGEL BAR/
Bệnh già rượt đuổi trong Tam giới.

DINA CHHIME RABBAR GONMED TE/
Lửa tử thần thiêu khách tha hương.

SrIDLE JUNGLA DrOWA TAGTU MONG/
Chúng sinh vô minh lầm nhân quả,

BUMPAR CHHUPEI BUNGWA KHORWA ZHIN/
Như ong nhốt lọ uổng công xoay.

 
Do nghiệp gây ra bởi tâm hư vọng, chúng sinh không ngừng trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Luôn bám chấp cảnh giới của mình giống như ong bị nhốt trong chiếc bình, chúng sinh trầm luân không ngừng nghỉ, không bao giờ được hưởng chân hạnh phúc mà phải gánh chịu toàn khổ đau.
 
 
Chúng sinh nơi Địa ngục,
Chịu cực hình thiêu đốt.
Ngạ quỷ đói hành hạ.
Bàng sinh ăn lẫn nhau.
Người chịu khổ đoản mạng.
Atula tranh đấu,
Ganh tỵ suốt đêm ngày.
Chư Thiên khổ đau ấy,
Năm tướng suy xuất hiện.
Cõi luân hồi vĩnh viễn,
Chẳng an vui bao giờ.
 
 
Kinh Tứ niệm xứ (Smrti Upasthana) dạy rằng: “Sự đau đớn trong tám địa ngục hỏa thiêu và tám địa ngục băng giá vượt ngoài sức nghĩ bàn; Ngạ quỷ bị đói khát hành hạ, Súc sinh chịu cái khổ bị ăn tươi nuốt sống lẫn nhau hoặc phải chịu cảnh nô lệ; loài Người chịu cái khổ của sinh, già, bệnh, chết; cõi Trời chịu cái khổ của sự chết, thoái chuyển và đọa vào ác đạo“. Nói tóm lại, không chỉ những khổ đau đầy rẫy các cõi luân hồi mà ngay cả những hiện tướng hạnh phúc và bình an ở đó cuối cùng cũng kết thúc bằng khổ đau. Vì vậy, hành giả cần phải nỗ lực tinh tiến tu tập để thoát luân hồi sinh tử này. Bồ Tát Long Thọ dạy rằng:
Cõi luân hồi là cảnh giới của Trời, Atula, Người, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, nơi bị nghiệp lực chi phối xoay vần luân chuyển. Phải hiểu rõ rằng tái sinh vào cõi luân hồi sẽ phải chịu trăm ngàn khổ đau”.
Ngay từ giây phút này hành giả nên chú tâm quy y và tu tập Phật pháp, bằng mọi giá phải can đảm thực hành giáo pháp để đạt được chân hạnh phúc và Đại Giác ngộ. Hãy tinh tiến, nỗ lực để thành tựu Đại nghiệp, đây là điều quan trọng nhất.


(Trích từ Mật pháp Nghi quỹ thường nhật Truyền thừa Drukpa - Drukpa Việt Nam phát hành)
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,029,373
Số người trực tuyến: