Ralung Gompa: Trụ xứ đầu tiên của Truyền thừa Drukpa | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Ralung Gompa: Trụ xứ đầu tiên của Truyền thừa Drukpa

311
03/03/2016 - 12:27

Một người chăn cừu tại một ngôi làng vùng Nyangtod của tỉnh Tsang, Tây Tạng quan sát thấy một con dê cái trắng ngày nào cũng rời khỏi bầy khi ông đi thả đàn cừu dê đi gặm cỏ.

I:\1-Edit WEB DPVN\Các thanh diaTruyen thua\Ralung Monastery\Ralung Monastery,1938.jpg

(Tự viện Ralung, năm 1938)

Một ngày, ông tò mò đi theo con dê cái đó và nhìn thấy nó đang tưới sữa lên một tảng đá. Ông tới gần vách đá, quan sát kỹ hơn thì nhìn thấy hai chủng tử tự: "AH HUNG" do thiên tạo trên mặt đá. Vào thời điểm đó, Đấng Lingchen Repa (1128–1188) quang lâm nơi này và dân làng đã cúng dường Ngài tảng đá đó. Ngài đã xây dựng một hang động ngay tại khu vực đó và thiền định trong động. Từ đó, thánh địa này được gọi là ‘Ralung’, hay vùng đất được tiên đoán (lung trong tiếng Tạng) bởi con dê (ra theo tiếng Tạng). Tảng đá linh thiêng đó được cất giữ tại Naphu Cholung, trụ xứ chính của Ngài Lingchen Repa.

I:\1-Edit WEB DPVN\Các thanh diaTruyen thua\Ralung Monastery\Ralung Monastery.jpg

(Tự viên Ralung ngày nay)

Nương sự tiên tri của vị Bản tôn Hộ pháp của Ngài, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Tsangpa Gyare Yeshi Dorje (1161 - 1211) đời thứ I đã xây dựng tự viện Shedrub Chokhor Ling ở Ralung, trụ xứ chính của truyền thừa Drukpa vào năm 1193. Phong cảnh, địa thế ở đây vô cùng độc đáo: địa thế vùng đất này giống như một bông sen tám cánh đang nở, bao quanh là những đỉnh tuyết, núi đá, ngọn đồi và đồng cỏ, tất cả đều kính cẩn chầu ở phía dưới và làm đổi hướng dòng chảy của hàng trăm con suối. Bầu trời phía trên giống bánh xe pháp với tám nan. Tám biểu tượng cát tường này trang hoàng tô điểm cho phong cảnh xung quanh: ngọn núi ở trước tự viện trông như một bạch ốc loa xoáy vòng theo chiều kim đồng hồ; đỉnh ngọn đèo Rala giống một lọng tán cái quý giá; đỉnh phía sau Pokya tựa như một bảo bình tràn đầy; đỉnh Tsenchu giống như một tràng phan chiến thắng dương cao; đồi Yangon như một đôi cá vàng; đất ở Gormo tựa như một bánh xe vàng, ngọn đồi hướng về Penthang như cuống sen nở với hai dòng suối tựa như đôi chim đang chầu nhau còn đồng cỏ Gyamo lại tựa dây quyến sách cát tường.

Rất nhiều bậc Thầy giác ngộ đã quang lâm và gia trì cho tự viện Ralung, do đó người ta coi thánh địa này linh thiêng như Bồ đề Đạo Tràng. Tự viện này đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ đến mức trở nên đồng nghĩa với thánh địa Ralung, và dần dần được gọi luôn là Ralung.

I:\1-Edit WEB DPVN\Các thanh diaTruyen thua\Ralung Monastery\Ralung Monastery-Mural_of_Atisha_at_Ralung_Gompa,_1993.jpg

(Thangka Đức Atisha được vẽ trên tường bên trong tự viên Ralung)

Những di vật linh thiêng ở Ralung bao gồm linh ảnh của Đức Drogon Tsangpa Gyare, một bức ảnh mà có thể khiến những người trần tục nhất cũng khởi tâm xả ly, không chấp thủ và thực hành thiền định. Có điện thờ Đức Gyalwa Lorepa do Ngài Tsari Rechen xây dựng và dâng cúng, điện thờ Đức Gyalwa Gotsangpa do Ngài Drubthob Ugyenpa xây dựng và dâng cúng, có pho tượng Mahakala bằng đá mà Ngài Nagarjuna thờ cúng do Ngài Goe Lotsawa mang tới Tây Tạng, và một pho Mahakala tứ thủ bằng bạc được trang hoàng bằng vàng và ngọc lam. Đây là thể hiện thân lưu.

Về khẩu lưu, có Kinh viết trên ngọc lục bảo và Kangyur viết trên vàng và trên giấy màu lam đậm bên cạnh hàng trăm pho bảo tạng.

I:\1-Edit WEB DPVN\Các thanh diaTruyen thua\Ralung Monastery\012-Bonre-Darma-Senge-sm.jpg

(Ngài Onre Darma Senge)

Về ý lưu, có bảo tháp cất giữ xá lợi của Ngài Drogon Sangpa Gyare. Ngài Drogon Sangpa Gyare đã huyền ký rằng nếu một bảo tháp Tashi Gomang hay “Bảo tháp có nhiều cửa” được xây dựng sau khi Ngài thị tịch thì truyền thừa sẽ được hoằng truyền. Vì thế, Ngài Onre Darma Senge (1177-1237) đã xây một bảo tháp Tashi Gomang có thánh tượng của ba Phật bộ thiên tạo trên trái tim và xương đầu của Ngài Drogon Sangpa Gyare cùng với những xá lợi cao quý khác của các Ngài nắm giữ truyền thừa.

Sau khi bảo tháp được xây dựng, mấy ngày liền những người thợ không thể nào gắn được đỉnh tháp. Ngài Onre Darma Senge, lúc đó đang ở Tagri, đã tới Ralung một cách thần diệu cưỡi một chú lừa chưa thuần hóa và gắn đỉnh tháp lên rồi rời đi trước khi những người thợ quay lại làm việc. Chú lừa đã để lại một dấu chân hằn rõ trên đá. Khi bảo tháp được dâng cúng, các Dakini từ ba cõi đã vân tập trên trời để gia trì. Mô tả sự quý báu của bảo tháp, Ngài Gyalwa Gotsangpa nói “Những nữ hành giả này (các dakini trong hình tướng người) thụ nhận giáo pháp của ta ban ngày và đến đêm, họ nhiễu quanh nơi ngự của Ngài Naropa (ý nói bảo tháp) tại Ralung và sau đó tới Oddiyana để dự Pháp hội cúng dàng Ganachakra”.

I:\1-Edit WEB DPVN\HH-Cac doi Phap Vương)-Hiep\Đức Pháp Vương Đời thứ 1  Tsangpa Gyare Yeshe Dorje-0\Gyalwa Gotsangpa.jpg

(Ngài Gyalwa Gotsangpa)

Khi Đức Gyalwa Yang Gonpa tới Ralung, Ngài đã mơ thấy tất cả các bậc thầy cao quý của truyền thừa từ Ngài Vajradhara tới Ngài Gyalwa Gotsangpa, ngồi trong các bảo bình trong bảo tháp. Ralung đã trở thành trụ xứ chính của truyền thừa Drukpa vì có bảo tháp linh thiêng này.

 

Ngoài bảo tháp cất giữ xá lợi của Ngài Drogon Tsangpa Gyare, Ralung còn là nơi có kim lăng ba tầng lưu giữ xá lợi toàn thân của Ngài Kyabje Drukchen Ngawang Choegyal (1465-1540), người đứng đầu Truyền thừa Drukpa Trung đời thứ XV do Ngài Ngag-gi Wangchuk (1517-1554), thứ nam của Ngài Ngawang Choegyal xây dựng; và điện thờ bằng vàng và bạc của Đức Gyalwang Drukpa Je Kunga Paljor (1428-1476) đời thứ II.
 

I:\1-PICTURE- o ngoai\1- H.H\HH 12 doi PV tranh da - 5 ngai dau tien la dung mu\PV2 Gyalwang Kunga Paljor.jpg

(Đức Gyalwang Drukpa đời thứ II, Je Kunga Paljor,1428-1476)

 

Trong số các bảo vật thiên tạo tại Ralung, có ba trong số 21 hình tướng của Đức Phật Quan Âm Thập Nhất Diện Avalokiteshvara được tạo trên xá lợi 21 đốt xương sống của Ngài Drogon Tsangpa Gyare. Còn có cả tượng thiên tạo mang hình tướng cuả Đức Phật Quan Âm Avalokiteshvara Khasarpani, được coi như chính là Ngài Drogon Tsangpa Gyare không khác. Tượng này đến tay một cặp vợ chồng nghèo. Họ đã đem cúng dường lên Ngài Gyalwa Gotsangpa, Ngài lại đem cúng vào tự viện Ralung. Đức Pháp Vương Drukpa đời thứ IV Kunkhyen Perna Karpo (1527-1592) đã xây một điện thờ tượng này theo hình dáng của Bảo tháp Giác ngộ và trang hoàng bằng ngọc trai, ngọc lục bảo, ngọc bích …

I:\1-PICTURE- o ngoai\1-Xa Loi PV doi thu 1 (resized)\XaLoi PV doi thu 1 (1).JPG

(Một trong rất nhiều xá lợi của Đức Drogon Tsangpa Gyare)

 

Ngoài ra còn rất nhiều thánh tượng Đức Phật Quan Âm Thập Nhất Diện Avalokiteshvara xuất hiện từ xá lợi xương của Ngài Drogon Tsangpa Gyare, được cất giữ trong bảo tháp Tashi Gomang. Tượng Avalokiteshvara Khasarpani xuất hiện từ xá lợi xương của Ngài Poekyapa được cất giữ tại một bảo tháp Lhabab hay “Bảo tháp Giáng Trần”. Một pho tượng của Buddha Shakyamuni (Đức Phật Thích Ca Mâu ni) xuất hiện từ xá lợi của Ngài Jamyang Kunga Senge (1314-1347), người nắm giữ Truyền thừa Drukpa Trung, đời thứ VIII, được cất giữ tại một bảo tháp Jangchub hay “Bảo tháp Giác ngộ”. Tượng Avalokiteshvara Donyoe Zhagpa xuất hiện từ xá lợi của Ngài Kunga Senge được cất giữ tại một bảo tháp Yendum hay “Bảo tháp Lục hòa”. Tượng Vajrayogini xuất hiện từ xá lợi xương của Ngài Drubwang Shakya Shri được cất giữ tại một bảo tháp Namgyal hay “Bảo tháp Toàn Thắng”. Tượng Hevajra tám mặt và mười sáu tay xuất hiện từ xương đầu của Lama Yumochepa được cất giữ tại một Bảo tháp Nyangde hay “Bảo tháp Parinirvana (Bát Niết bàn)”. Xá lợi của Đức Phật được cất giữ tại một Bảo tháp Trí tuệ. Xá lợi xuất hiện từ răng của Đức Marpa Lotsawa (1012-1099), dịch giả vĩ đại và là người kiến lập Môn phái Truyền khẩu của Phật giáo Tây Tạng, đến từ Tự viện Drowolung, được cất giữ tại một Bảo tháp Lhabab.

 

Gia đình quý tộc Nepa có một xá lợi của Đức Marpa Lotsawa, lớn bằng hạt đậu. Sau đó khi quốc gia này tan rã, người giữ đền đem xá lợi tới Toelung Gang và dâng cho Ngài Ngawang Choegyal chiêm bái. Bảy mươi xá lợi đã hóa ra từ xá lợi cỡ hạt đậu này trên tay Ngài Drukpa Ngawang Choegyal và số xá lợi này sau đó được cất giữ tại Ralung trong một bảo tháp Chothrul hay “Bảo tháp Thần Diệu”

 

Khi Ngài Ngawang Choegyal đem pho tượng Khasarpani ra bao sái, chín xá lợi đã được hóa ra và một viên bị rơi mất. Tám viên còn lại đã được cất giữ tại bảo tháp Tashi Gomang. Ba viên xá lợi được hóa ra từ xương sọ của Ngài Dragon Tsangpa Gyare được cất giữ trong một bảo tháp Namgyal.  Những xá lợi được hóa từ răng của Ngài Je Tenpai Nima (1567-1619) được cất giữ trong một bảo tháp Pepung. Xá lợi răng của Ngài Jamyang Kunga Senge có hình thiên tạo của một vỏ ốc trắng xoáy theo chiều kim đồng hồ được cất giữ ở một bảo tháp Namgyal. Bức tượng Khasarpani hóa từ xương vai phải của Ngài Je Kunga Paljor được cất giữ ở bảo tháp Jangchub và ba chiếc răng của Ngài Kunga Paljor cùng ba xá lợi hóa từ ba răng này được cất giữ tại một bảo tháp Pepung, bảo tháp Yendum và bảo tháp Jangchub. Xá lợi răng có xoáy theo chiều kim đồng hồ của Ngài Ngawang Choegyal được cất giữ tại một bảo tháp Namgyal. Xá lợi răng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Jamyang Chokyi Drukpa (1478-1523) đời thứ III có hình thiên tạo của một vỏ ốc trắng xoáy theo chiều kim đồng hồ được cất giữ ở một bảo tháp Yendum và xá lợi hóa từ xá lợi răng của Ngài được cất giữ tại một bảo tháp Yendum do Ngài Ngawang Choegyal xây dựng.

I:\1-PICTURE- o ngoai\1- H.H\HH 12 doi PV tranh da - 5 ngai dau tien la dung mu\PV3 Jamyang Choekyi Dragpa.jpg

(Đức Pháp Vương đời thứ III, Drukpa Jamyang Chokyi Drukpa)

Chủng tử tự “AH” thiên tạo trên vách đá được sử dụng làm dàn cho lễ trà tỳ của Đức Drogon Tsang Gyare đã được đặt vào hai khám thờ. Dấu tay của Ngài Onre Darma Senge trên một tảng đá được cất giữ trong một khám thờ. Xương đầu của Ngài Naljor Chojung với chủng tử tự “AH HRI” hiện rõ được cất giữ trong một khám thờ. Mô hình ngôi chùa Mahabodhi ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ, làm từ một cành cây Bồ đề và pho tượng Chakrasamvara bốn mặt, mười hai tay được Ngài Drogon Tsangpa Gyare sử dụng để quán tưởng trong khi thiền định được cất giữ ở một khám thờ. Hình tượng Vajra Yogini được sử dụng khi thiền định được cất giữ trong một khám thờ là một chiếc gậy chống của Đức Naropa.

 

Ngày nay chỉ còn những tàn tích của Ralung đứng đó như một chứng nhân của sự huy hoàng và vinh quang đã trở thành quá khứ của nơi đã một thời là trụ xứ chính của sự tu học và chứng ngộ đồng thời cũng là một lời nhắc nhở về vô thường.
 

I:\1-Edit WEB DPVN\Các thanh diaTruyen thua\Ralung Monastery\Ralung Monastery-Protective_deities_-_Ralung_Gompa,_Tibet._1993..jpg

(Tượng Hộ pháp tại tự viện Ralung)

 

Viết bình luận

Cùng chuyên mục

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,344
Số người trực tuyến: