Quán niệm về Nghiệp | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Quán niệm về Nghiệp

690
10/12/2017 - 08:00
"Khi mãn hạn dù vua hay chúa
Cũng giã từ của cải giàu sang
Bạn bè, quyến thuộc, họ hàng
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì
Chỉ duy có Nghiệp mang đi
Theo như hình bóng không trừ một ai"

Ý nghĩa của bài kệ trên là, nếu không từ bỏ những nghiệp ác đã gây và không trưởng dưỡng những việc lành, thì sẽ phải chịu những hậu quả xấu không như ý trong kiếp này hoặc sau khi chết.
Thậm chí trong trạng thái thân trung ấm (bardo), nghiệp cũng sẽ không mất đi mà khi nhân duyên chín muồi chúng ta sẽ chịu quả báo bất kỳ lúc nào. Kiếp sống tương lai sẽ là kết quả của nghiệp. Như chư kinh đã dạy: Nghiệp của chúng sinh không mất đi dù sau hàng trăm đại kiếp. Nghiệp sẽ tích lũy và chín muồi khi nhân duyên đầy đủ”.
 
 
Vì vậy, khi giã từ kiếp sống này sang kiếp sống tiếp theo, hành giả sẽ phải bỏ lại đằng sau tất cả những điều vui thú - như thức ăn, quần áo, của cải, cha mẹ, bằng hữu… duy chỉ có nghiệp lực của mọi thiện hạnh hay bất thiện hạnh sẽ đi theo hành giả như bóng với hình. Thế nên, hành giả phải từ bỏ mọi nghiệp ác dù là nhỏ nhất và làm tất cả việc lành dù vi tế nhất. 
Có rất nhiều bất thiện nghiệp thô và vi tế. Trong đó có mười loại căn bản hành giả nên từ bỏ, đó là: ba loại nghiệp bất thiện thô của thân (sát sinh,
trộm cắp và dâm dục); bốn loại nghiệp bất thiện thô của khẩu (nói dối, nói lời ác độc, nói lời thô lỗ và nói lời vô nghĩa); ba loại nghiệp bất thiện thô của ý (tham, sân, si). Như kinh dạy: 
Bất kỳ nghiệp nào phát sinh từ tham, sân, si đều là nghiệp bất thiện”.
Tóm lại, hành giả phải từ bỏ tất cả những nghiệp bất thiện bắt nguồn từ tham, sân, si. Đồng thời, phải trưởng dưỡng càng nhiều những thiện nghiệp càng tốt.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,028,799
Số người trực tuyến: