Đức Kyabje Do Drupchen | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Đức Kyabje Do Drupchen

172
04/03/2016 - 12:51

 

(Đức Kyabje Do Drupchen)

Thánh địa Do là nơi thành tựu giả Jigmed Thrinlay Odzer an trú và giải thoát chúng sinh với lòng từ bi vô hạn. Drupchen tiếng Tây tạng là đại thành tựu giả (bậc thầy vĩ đại chứng ngộ). Do đó, hai pháp danh được đặt cùng nhau và Ngài có hồng danh tôn quý: Do Drupchen.

Theo lịch sử của Truyền thừa cho đến ngày nay, Hóa thân đời thứ IV của Do Drupchen đản sinh ở Gulok rất gần với trụ xứ chính của Ngài. Giống như những Hóa thân khác của Do Drupchen, Ngài trực tiếp đến từ núi Màu Đồng và trở lại đó ngay sau khi viên tịch cho tới sự chuyển thế Hóa thân tiếp theo. Ngay sau khi đăng ngôi ở tuổi lên ba, Ngài tán tụng bài Bảy Lời Cầu Nguyện và những bài cầu nguyện khác một cách tự nhiên khi đang vui cười nhân ái và đáng yêu nhất làm xúc động tất cả những người chứng kiến sự kiện này.

(Golok thuộc miền Đông Tây Tạng)

Khi lên bốn, Ngài được những người thị giả và giáo thọ cúng dường bánh kẹo và nhẹ nhàng thỉnh cầu Ngài cho biết Ngài từ đâu đến, Ngài đã đáp lại rằng: “Ta đến từ cung điện Mandala của Guru Yab – Yum”. Ngài đã miêu tả những bậc cầu vồng thị giả và dáng vẻ của họ rồi thừa nhận rằng số lượng và đặc tính của họ rất dễ nhầm lẫn bởi vì "có rất nhiều đấng hóa thân cầu vồng thị giả"

Khoảng bốn - năm tuổi, Drupchen Rinpoche đã đón nhận nhiều phương pháp thiền định và thực hành trực tiếp thông qua sự chuyển giao dòng tâm thức của Vajra Kilaya (Phổ Ba Kim Cương), Ngài giảng dạy giáo pháp trôi chảy đầy cảm hứng nhưng không may, những phần này không được kết tập và ghi chép lại đầy đủ. Tuy nhiên, thị giả và trụ trì chứng ngộ Cho Chok đã ghi chép được một số giáo pháp và bổ sung vào thành một bộ luận tạng.

(Tự viện Dodrupchen tại Golok)

Mặc dầu nơi Ngài không cần bất kỳ sự tịnh hóa tâm hoặc tích lũy công đức nào, nhưng để chỉ rõ cho chúng sinh con đường chính đạo, Do Drupchen đã tiếp cận rất nhiều bậc thầy để đón nhận giáo pháp như: Terton Ah Pang, Choying Rangdrol và rất nhiều bậc thầy vĩ đại khác. Ngài đã hoàn thành rất nhiều lần thực hành Ngondro, nhập thất nhiều năm và tự học tất cả các môn nghệ thuật phổ thông, khoa học, chạm khắc như là vẽ Mandala, thư pháp, thuật chiêm tinh, thơ ca, kiến trúc và rất nhiều các kỹ năng khác ở tuổi mười lăm.

Sau giai đoạn này, Jigmed Thrinlay Palbar – Hóa thân Do Drupchen đời thứ IV đã dành trọn thời gian giảng pháp, truyền quán đỉnh, ban gia trì cùng nhiều hoạt động hoằng dương khác vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Năm 1957, Ngài để tâm đến lời tiên tri của Dakini về sự kiện chính trị sẽ diễn ra và rời Tây Tạng đi theo con đường của riêng Ngài từ Ấn Độ đến Nepal qua Sikkim.

(Ngài Jigmed Thrinlay Palbar – Hóa thân Do Drupchen đời thứ IV)

Trong thời kỳ tha hương xa xứ, Rinpoche không bao giờ lãng phí thời gian, Ngài dành từng giây phút để phụng sự chúng sinh bằng tấm gương từ bi, tiếp tục giảng pháp, ban truyền quán đỉnh và gia trì cho hàng ngàn người mộ đạo và hành giả ở rất nhiều nơi.

Cho tới nay, sự hiển diện của Ngài vẫn trường tồn: tĩnh lặng, tôn quý, mộc mạc, giản dị, khiêm tốn thế nhưng sự lợi tha của Ngài lại rất sâu rộng. Phần lớn thời gian Ngài an trú tại trụ xứ chính ở Sikkim. Tất cả chúng ta rất may mắn vì có một bậc thầy như thế hiển diện để chúng ta có thể tiếp cận. Tôi đã có cơ duyên hy hữu tuyệt vời để tìm cầu sự gia trì của Ngài về quán đỉnh, giáo lý Dzogchen Nyingthig, và tha thiết mong nguyện nhiều người khác sẽ có cơ hội như tôi để đón nhận sự hướng đạo của Ngài.

Nguyện cầu Ngài phúc thọ diên trường!

(Đức Kyabje Do Drupchen Rinpoche và Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Nguồn: Kyabje Do Drupchen - Guru, www.drukpa.org

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,025,789
Số người trực tuyến: